Bài đọc nhiều

Thứ Năm, 2 tháng 5, 2013

Nhị Thiền

0 nhận xét

Nhị Thiền

Tần thiền này cần một sự tập luyện chuyên cần và giữ giới một cách nghiêm nhặt của các thiền sinh. Nhờ công phu yoga hàng ngày ( mỗi ngày ít nhất là ba giờ các bạn phải ngồi thiền ). Khi các bạn không ngồi và làm những chuỵên khác, các bạn vẫn phải theo dõi, quán sát những cử động của thân thể, sự phản ứng của nó, quá trình sinh lên và diệt đi của những cụm tư tưởng, quá trình sinh lên và diệt đi của mỗi cảm giác, như vậy bạn tập cho tâm bạn thiền 24 trên 24.
Nhờ công phu này mà các bạn có thể nhập thất và thiền liên tục 20 ngày. Các bạn có thể chứng nhị thiền lần đầu tiên khi bạn thiền liên tiếp 20 ngày hoặc là những lần sau đó.
Bạn ở trong trạng thái này từ 1 đến 8 tiếng.
Nhờ công phu yoga tâm bạn có được những phẩm chất sau đây:
Sati: Tâm bạn rất sắc bén, nó kinh nghiệm một cách liên tục và rõ ràng những cảm giác.
Passadi: Tâm bạn bình an, tĩnh lặng, tư tưởng và sự suy nghĩ không còn nữa, bạn kinh nghiệm rõ ràng sự vô minh là gì.
Uppeka: Tâm bạn đã đạt được sự quân bình , bạn luôn chánh niệm và tỉnh giấc trước mọi cảm giác, nó không còn phản ứng nữa.
Samadhi: Tâm bạn sắt bén và tập trung một cách vững chắc. Do sự tập trung mà tâm bạn đưọc bình an.
Nhờ những đức tính này, phần ý thức (  conscience ) của bạn được toả rộng, tâm bạn bắt đầu ý thức được những gì đang xảy ra trong vô thức ( subsconscience ). Vô minh bị đẩy lui và Tuệ Quán phát triển.
Tâm bạn lúc này rất là trong sạch, những nghiệp gây ra bởi tham sân si trong kiếp sống hiện thời của bạn đã được rửa đi một phần lớn. Các nghiệp trong quá khứ bắt đầu trỗi lên, do vậy mà các bạn nhớ lại một hay nhiều tiền kiếp của mình và lúc này cũng là lúc nguy hiểm nhất. Hãy cảnh giác, hãy tiếp tục tập yoga, quan sát những cảm giác, những sự kiện quá khứ này một cách khách quan và đừng chạy theo chúng. Hãy tiếp tục rửa sạch những nghiệp chướng mà bạn tạo ra trong quá khứ. Vì tò mò, bạn sẽ chạy theo những sự kiện này để tìm hiểu những gì đã xảy ra trong các tiền kiếp của mình. Nên nhớ, lúc bạn muốn điều gì là bạn đang phát triển lòng tham. Hãy cảnh giác đừng để tâm tham lam lường gạt mình, nó sẽ bảo: ‘Oh ta thiền quá hay, ta đã chứng nhị thiền, ta có được thần thông biết được chuyên quá khứ vị lai’ Lòng kiêu ngạo và khoe khoang sẽ trỗi dậy, thay vì tiếp tục thiền để rửa sạch các nghiệp chướng này để giải thoát, các bạn thiền để được trở về quá khứ. Một lần nữa các bạn đi sai đừơng và bị tham sân si thống trị.
Cùng như vậy lúc này sati ( chú ý đơn thuần ) của tâm bạn cũng được phát triển mạnh mẽ. Tâm bạn bắt đầu ý thức được một phần các hoạt động của Vô Thức nghĩa là các hoạt động của Vô Minh và biết Vô Minh được hình thành như thế nào.
Lúc này Vô Minh sẽ hiện rõ bộ mặt thật của nó vì sao ?
Vì nó được nuôi sống bằng tham sân si.
Lúc các bạn thiền 20 ngày liên tiếp, hơn 10 giờ một ngày, bạn rất là cảnh giác, nên tham sân si không phát triển đựoc, Vô Minh bắt buộc phải đi tìm thức ăn của nó. Tôi ráng giải thích cho quí vị hiểu Vô Minh hoạt động và sinh sống ra sao.
Chúng ta có hai phần :  thân thể và tâm ( corps et esprit )
Thân thể được nuôi dưỡng bằng thức ăn. Mỗi ngày phải cũng cấp hai hay ba bữa ăn. Nhưng thân thể có phần dự trữ của nó. Nếu ta không cho nó ăn trong vòng vài ngày, thân thể vẫn tiếp tục sống nhờ phần dự trữ này. Nếu ta tiếp tục nhịn ăn trong vòng vài tuần, phần dự trữ này sẽ hết và thân thể sẽ chết.
Cũng như vậy, tâm được nuôi bằng thức ăn riêng của nó, nó tiếp tục sống nhờ nghiệp lực của tham sân si. Mỗi một niệm, một giây khắc trôi qua, trong tâm của chúng ta đầy rẫy những ý tuởng tham sân si giúp cho tâm sinh ra khoảng cách kế tiếp. Lúc chúng ta thiền, chúng ta không phản ứng bằng tham sân si, tâm bắt buộc phải sử dụng phần dự trữ của nó để tiếp tục sống. Nó làm sống dậy những nghiệp trong quá khứ để cung ứng tham sân si cho nó. Chuyện gì sẽ xảy ra? Giây phút tiếp theo, chúng ta lại quan sát những nghiệp lực này dưới dạng cảm giác mà không phản ứng.
Tâm lại bắt buộc phải đi tìm thức ăn bằng cách làm sống lại những nghiệp khác trong quá khứ. Đến một lúc nào đó, phần dự trữ này cũng sẽ khô cạn. Tất cả nghiệp chướng đã hết, tâm sẽ chết vì không còn thức ăn, luồng tư tưởng dừng lại, và chúng ta giải thoát.
Vậy chúng ta thấy rằng, khi chúng ta thiền, chúng ta không tạo nghiệp hiện tại và bắt buộc phần Vô Thức phải sử dụng phần dự trữ của nó nếu nó muốn tiếp tục sống.
Nếu ban ngày chúng ta thiền và cảnh giác, phần Vô Thức này phải làm sao để làm đầy lại phần dự trữ của nó ( remplir son stock? ). Xin trả lời , nó chờ bạn ngủ để ra tay hoạt động. Khi bạn ngủ , nó sẽ tạo ra những cơn mơ, nếu bạn thích tiền , nó sẽ mơ tiền, nếu bạn tham dục, nó sẽ tạo ra những cảnh dâm ô, nếu bạn háo ăn, bạn sẽ mơ đuợc ăn, nếu bạn thù hận ai đó mà bạn vẫn giữ lòng thù hận này trong lòng, vô thức sẽ tạo ra những cảnh chém giết hoặc ác mộng. Nhưng có một điều vô thức không ngờ là bạn đã chứng nhị thiền, nên khi nó bắt đầu đi kiếm ăn, bạn biết ngay. Có nghĩa là khi bạn bắt đầu nằm mơ, bạn ý thức được là bạn đang mơ. Đây là một thần thông mới mà bạn đạt được nhưng cũng là lúc một sự nguy hiểm mới bắt đầu .
Quyền hành và năng lượng của phần Vô Thức rất là lớn, nó không tuỳ thuộc vào thời gian lẫn không gian, nó không cần giác quan để biết, nó chỉ cần dùng tâm để biết, bằng chứng là khi bạn mơ, bạn cũng cảm thấy được mùi vị, màu sắc và âm thanh, dù lúc đó các giác quan của bạn đang ngủ. Do đó khi bạn bám sát Vô Thức, biết những gì Vô Thức đang làm, có nghĩa là bạn đang xuất hồn.
Chẳng hạn Vô Thức mơ về một vùng đất hay là một cảnh giới nào đó, bạn đang bám sát Vô Thức, nên khi Vô Thức mơ về những vùng này, bạn thật sự là đang có mặt tại đó.
Tôi không cấm thiền sinh kinh nghiệm những chuyện này, ngay cả tôi, tôi cũng đã chu du một vài lần cho thoả ý hiếu kỳ của mình, và sau đó tôi tiếp tục tập yoga. Tại sao như vậy? Tại vì nếu quí vị thiền để xuất hồn thường xuyên, chúng ta sẽ không giải thoát. Mục đích của chúng ta là giải thoát khỏi Vô Minh, nên khi ta biết được vô minh đang làm gì, ta sẽ cảnh tĩnh và ngăn ngừa những hành động của vô minh để không tạo nghiệp trong cơn mơ. Thay vào đó chúng ta ham xuất hồn để ngao du, lòng tham lại một lần nữa ngự trị chúng ta, và chúng ta quên đi mục tiêu ban đầu của thiền là để giải thoát. Do đó chúng ta không được chạy theo những thần thông ấu trĩ này.
Tóm lại, khi nhập nhị thiền, bạn phải hết sức cảnh giác đừng để những thần thông bé bỏng quấy rối. Trong tầng thiền này điều quan trọng mà bạn cần chứng ngộ là bạn kinh nghiệm được sự thiêu đốt khủng khiếp của tham sân si. Do tâm định tĩnh và sắc bén, dù chỉ là một niệm nhỏ nổi lên, bạn có cảm giác như lửa tham sân si đang đốt bạn, tâm bạn mất đi sự quân bình và an lạc. Do kinh nghiệm này, khi xuất khỏi tầng thiền này, bạn kinh sợ tham sân si, nên bạn giữ giới càng chặt chẽ hơn.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Popular Posts